Tên gọi Tây Hương Cục

Mặc dù được sử dụng trong hầu hết trong các tư liệu lịch sử, song cái tên "Saigō-no-Tsubone" (hay Tây Hương Cục) chỉ là danh vị được ban cho những nữ quan trong Đại Áo chứ không phải là một cái tên. Sau này, Tây Hương Cục được nhận nuôi trong gia tộc Saigou, vì vậy, Saigou là họ của bà, sau được thêm trước hậu tố "tsubone" (Cục) và trở thành danh vị riêng được ban cho bà. Điều này khá phổ biến trong Đại Áo, khi những vị nữ quan đều được ban danh vị tương tự như vậy, bên cạnh những danh vị đi kèm với hậu tố " -kata" (Chi Phương) và "-dono"(Điện). Lương bổng của mỗi tước vị phụ thuộc vào tầng lớp xã hội và mối quan hệ với lãnh chúa samurai, cũng như xét về danh phận chính thứ trong "hậu cung" riêng của họ và về mặt con cái.[2][3] Hậu tố tsubone do đó còn chỉ danh phận của 1 nữ quan,[4] và nó còn là danh vị được ban cho những vị phi tần đã sinh con cho Tướng quân. Trên thực tế, danh hiệu Tsubone đã được ban cho các phi tần từ thời kỳ Heian cho đến thời kỳ Meiji (tức từ thế kỷ VIII cho đến đầu thế kỷ XX),[5] và thường được cho là đồng danh vị với tước hiệu "phu nhân".[6]

Mặc dù các tài liệu viết về Tây Hương Cục còn sót lại từ thời đó không đề cập đến tên thật của bà, nhưng đã có bằng chứng chỉ ra rằng tên thật của bà là Masako (昌子), song cái tên này rất hiếm khi được sử dụng khi nói đến bà. Thay vào đó, bà thường được biết đến với cái tên Oai (お愛) hoặc 於愛, trong tiếng Nhật có nghĩa là "tình yêu"),và hầu hết các tư liệu lịch sử về Tây Hương Cục đều nói đây là ấu danh của bà.[7][8][9][10][11] Thân nhân của bà thường gọi bà là Oai, do đó về sau đây thường là cái tên dùng đề đề cập đến bà trong văn hóa đại chúng. Sau khi qua đời, bà được ban pháp danh là Hōdai-in (宝台院) (Bảo Đài Viện).